Bệnh Glôcôm (Glocom) là một nhóm bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác qua cơ chế làm tăng áp lực (nhãn áp) trong mắt. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương ngày càng trầm trọng và cuối cùng dẫn đến tình trạng mất thị lực không hồi phục.
I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh Glocom (hay trong dân gian còn gọi là thiên đầu thống) là một tình trạng bệnh lý của thần kinh thị giác, đặc trưng bởi sự chết của các tế bào hạch võng mạc.
Những tổn thương do bệnh Glocom là không có khả năng phục hồi.
Vì vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Bệnh có thể dẫn đến mù lòa.
Glocom nguyên phát được phân loại: Glocom góc mở – Glocom góc đóng.
II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
- Glocom góc mở: Nhãn áp thường cao, âm thầm từ từ gây tổn hại thị trường và lõm gai thị làm mất dần thị lực, có thể nhức nhẹ.
- Glocom góc đóng: Thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng: đau nhức mắt, nhìn mờ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, đau nửa đầu, buồn nôn.
III. LƯU Ý TRƯỚC PHẪU THUẬT
Tuỳ theo giai đoạn bệnh, khi đã điều trị bằng thuốc, bằng Laser mà nhãn áp vẫn chưa về mức an toàn thì sẽ có chỉ định phẫu thuật cắt bè (tạo lỗ dò).
Dựa trên kết quả của thị lực, nhãn áp, thị trường, OCT gai thị võng mạc hiện tại để tiên lượng bệnh.
Sau mổ: Nếu nhãn áp ổn định thì các tổn thương của thị trường, gai thị võng mạc là không hồi phục. Thị lực có thể tăng ít sau mổ.
Nếu nhãn áp không điều chỉnh, có thể phải phẫu thuật lần 2, lần 3, …
Trước phẫu thuật:
- Bệnh nhân được đánh dấu mắt mổ
- Kiểm tra lệ đạo, vệ sinh mắt mổ
- Phát thuốc uống trước mổ (tùy trường hợp)
- Nằm tại giường nghỉ ngơi cho đến khi được phẫu thuật
- Cần có người nhà chăm sóc
IV. LƯU Ý TRONG PHẪU THUẬT
Bệnh nhân cần bình tĩnh, tin tưởng vào bác sĩ phẫu thuật
- Nằm hít thở đều, không nín thở, không gồng người
- Bệnh nhân mở 2 mắt và nhìn theo hướng dẫn của phẫu thuật viên
- Không đưa tay lên khu vực phẫu thuật
- Nếu thấy khó chịu gì có thể bình tĩnh trao đổi với phẫu thuật viên.
- Khi phẫu thuật kết thúc, mắt mổ sẽ được băng kín
V. LƯU Ý SAU PHẪU THUẬT
Bệnh nhân nằm tại khoa điều trị, có bất thường gì sau mổ (mệt mỏi, đau nhức mắt, nhức đầu, …) có thể báo với điều dưỡng, bác sỹ trực trong khoa.
- Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn uống thuốc sau mổ (kháng sinh, giảm đau, an thần)
- Sáng ngày hôm sau sẽ được bác sĩ thay băng, khám đánh giá tình trạng mắt sau mổ
- Tùy từng trường hợp sẽ nằm điều trị và theo dõi thêm
- Điều dưỡng sẽ phát thuốc nhỏ và hướng dẫn cách sử dụng
- Hướng dẫn vệ sinh mắt hàng ngày
- Khi mắt mổ ổn định sẽ được ra viện và hẹn tái khám
- Bệnh nhân cần tái khám lại ngay khi thấy mắt mờ, đau nhức.
Nguồn: Khoa Tổng hợp – game bài đổi thưởng