Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi : Ths.BS Trần Thị Lệ Hoa – Khoa Tổng Hợp game bài đổi thưởng .
Sa da mi hay dư da mi trên là tình trạng dư thừa tổ chức da và mô dưới da ở mi trên. Khi các sợi collagen dần mất đi do tuổi thì các thành phần gồm: da – tổ chức dưới da, mỡ và cân – cơ bị mất tính đàn hồi là nguyên nhân gây ra sự sa trễ da mi. Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm gương mặt già đi mà còn ảnh hưởng đến chức năng của mắt, mức độ nặng gây che lấp tầm nhìn và có thể làm nặng lên bệnh viêm da mi.
I. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây sa da mi là sự tiến triển lão hóa của da. Thông thường, tuổi bắt đầu lão hóa là 40 và chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố: dinh dưỡng, môi trường, cơ học, nội tiết, di truyền.
Trên cấu trúc vi thể của vùng da lão hóa thường có các đặc điểm: Lớp biểu bì mỏng lại, thay đổi độ pH, phần nối tiếp giữa biểu bì và trung bì cũng mỏng lại; các sợi liên kết rối loạn, đứt gãy, sợi tạo keo, sợi chun bị thoái hóa, lượng dịch thấm vào giảm, lượng máu nuôi da giảm và các thành mạch dễ vỡ. Sự lỏng lẻo giữa các thành phần và sự sa trễ theo trọng lực làm cho da trùm lên bờ mi gây hẹp khe mi, làm hẹp thị trường, ảnh hưởng đến chức năng nhìn.
Lão hóa được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 0: Da bình thường.
- Giai đoạn 1: Vào khoảng 40 tuổi, đặc trưng bởi: Các sợi đàn hồi đứt gãy gián đoạn và bắt đầu biến mất. Các sợi phía ngoài cùng tạo một lớp mỏng, không có tổ chức sợi dưới lớp biểu bì. Tổ chức sợi liên kết (collagen) chưa thay đổi.
- Giai đoạn 2 và 3: Trên 45 tuổi: Các sợi đàn hồi gần như biến mất hoàn toàn. Sợi collagen giảm số lượng và chất lượng. Các tế bào sợi ngừng bài tiết.
Sự lão hóa còn ảnh hưởng đến:
- Mỡ mắt: Mi mắt trên có 2 túi mỡ, mi mắt dưới có 3 túi mỡ. Khi bước vào độ tuổi lão hóa các mô mỡ sẽ tăng sinh nhiều, các tiểu thùy mỡ gia tăng kích thước và lỏng lẻo hơn, tập trung chủ yếu ở mi trên góc ngoài và mi dưới.
- Cân – cơ : Do tính chất đàn hồi của sợi collagen giảm dần theo tuổi nên tổ chức cân và cơ dưới da đều trở nên dãn hơn bình thường, gây nên tình trạng sa trễ cho mi mắt. Đây là dấu hiệu sinh lý, đôi khi cần phân biệt với tình trạng tổn thương cơ do chấn thương, do ảnh hưởng của các yếu tố thần kinh hoặc nhược cơ gây nên.
II. TRIỆU CHỨNG
Một số dấu hiệu :
- Cảm giác vướng nặng mi trên: hay xảy ra vào một thời điểm nhất định trong ngày, xuất hiện từ rất sớm.
- Dễ mỏi mắt, dễ buồn ngủ, khó ngước lên trên khi làm việc lâu: đọc sách, xem tivi hoặc lái xe…Triệu chứng được cải thiện nếu bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc nhắm mắt.
- Thị trường phía trên dần dần bị thu hẹp một bên hoặc hai bên, tùy theo mức độ sa trễ mi.
Triệu chứng thực thể:
- Hẹp khe mi, da mi thừa che lấp bờ mi trên một phần hoặc toàn bộ khi mắt nhìn thẳng.
- Khe mi bình thường của người Châu Á theo giải phẫu có giá trị trung bình 9 – 11 mm, khi bệnh nhân xuất hiện sa trễ mi từng mức độ sẽ dẫn đến làm hẹp khe mi. Độ rộng khe mi dưới 9 mm được coi là hẹp khe mi.
- Ước lượng da mi thừa: Diện tích vùng da mi thừa được xác định nằm trong giới hạn của 2 đường vẽ:
Đường thứ nhất theo đường nếp mi, với bệnh nhân có nếp mí lặn hoặc không có nếp mí: đường thứ nhất được xác định là đường nếp mi nhân tạo theo đường cung bờ mi cách bờ tự do mi trên 4 – 6 mm.
Đường thứ hai: từ đường vẽ thứ nhất, dùng kẹp phẫu tích nhỏ không mấu và bút vẽ để xác định các điểm nối của đường vẽ thứ 2 khi mắt nhắm nhẹ.
IV. ĐIỀU TRỊ – PHẪU THUẬT
Phẫu thuật sửa sa da mi trên là phương pháp cắt da mi thừa để cải thiện tình trạng chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh. Đây là phẫu thuật an toàn, hầu như không có tai biến khi được chỉ định đúng. Hiệu quả điều trị thấy ngay sau phẫu thuật, giúp trẻ hóa khuôn mặt.
Chỉ định: tất cả các trường hợp có sa da mi có nhu cầu cắt bỏ da mi thừa, mà điều kiện toàn thân cho phép.
Chống chỉ định: đang mắc các bệnh cấp tính tại mắt và toàn thân, đang sử dụng thuốc chống đông cần dừng thuốc chống đông tạm thời theo ý kiến của chuyên gia tim mạch.
Thiết kế đường phẫu thuật:
- Theo đường nếp mí khi lượng da mi thừa nhiều.
- Theo đường dưới cung mày khi lượng da thừa không nhiều và nếp mí đẹp.
- Theo đường trên cung mày khi lượng da thừa không nhiều, nếp mí đẹp nhưng cung mày hạ thấp.
Các bước chuẩn bị trước phẫu thuật:
- Người bệnh được thăm khám và đánh giá chức năng mắt.
- Điền đầy đủ thông tin theo hồ sơ bệnh án.
- Khai thác thông tin tiền sử bệnh tại mắt và bệnh toàn thân.
- Làm các xét nghiệm cơ bản phục vụ phẫu thuật: xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm mắt.
Trong phẫu thuật:
- Người bệnh sẽ được sử dụng một lượng thuốc tê đủ để không đau.
- Phần da thừa và tổ chức mỡ phì đại sẽ được lấy bỏ.
- Việc cầm máu được tiến hành rất tốt nhờ giao điện.
IV. SAU PHẪU THUẬT
- Thường chườm mát vùng da mi trong ngày đầu sau phẫu thuật: dùng đá khô chườm liên tục ít nhất 30 phút một lần và nhiều lần trong ngày đầu.
- Vết mổ được vệ sinh sạch: vị trí chân chỉ khâu được làm sạch bằng dung dịch nước muối sinh lý và cồn iod 5%.
- Băng được tháo sau 24h để vết khâu tiện chăm sóc.
- Sử dụng thuốc theo y lệnh
- Cắt chỉ sau 5-7 ngày.
- Sau phẫu thuật người bệnh được dùng kháng sinh và giảm phù nề trong 07 ngày.
- Chế độ ăn uống sau phẫu thuật: ăn nhiều rau quả, tránh thức ăn quá nhiều đạm có thể dễ tạo sẹo trên những cơ địa sẹo lồi. Dù tỷ lệ tạo sẹo là rất thấp.
- Sau ngày thứ 2 người bệnh có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Tránh khói bụi và nắng nóng vì có thể gây nhiễm khuẩn sau mổ.
- Cần tái khám ngay khi có các dấu hiệu: đau nhức, có khối tụ máu, giảm thị lực.
Ths.BS Trần Thị Lệ Hoa